ẨM THỰC ĐẶC SẢN TÂY NINH

Thứ năm - 18/07/2024 13:53

BÁNH TRÁNG PHƠI SƯƠNG TRẢNG BÀNG 


Tên gọi bánh tráng phơi sương bắt nguồn từ quy trình cầu kỳ làm ra vỏ bánh. Sau 2 ngày ngâm nước, đem gạo đi xay rồi tráng và phơi nắng. Sau 2 ngày ngâm nước. đem gạo đi xay rồi tráng và phơi nắng. Sau đó, bánh được đem nướng, khoảng 3-5 giờ sáng đem phơi cho thấm sương tới lúc mềm thì được. Ấn tượng nhất của món ăn là cả chục loại rau rất đa dạng như lá cóc, đọt sộp, lá lụa, diếp cá, tía tô, lá bứa, húng quế… Ngoài ra, bạn còn có cả củ kiệu, cà rốt ngâm, dưa chuột. Thịt để cuốn bánh tráng là thịt đùi, thịt chân giò vừa có bì, có mỡ, phần nạc ăn ngon, không bị bở. Nước mắm chấm thịt cuốn cũng phải được pha chế vừa miệng, tạo nên sự khác biệt với các món cuốn khác. Cắn một cuốn bánh tráng phơi sương, cảm nhận đủ hương vị chua, cay, đắng, chát của rau, của đồ chua và vị thơm, ngon, béo, ngọt, mặn mà của thịt, của lớp bánh tráng, bạn sẽ hiểu tại sao một món ăn đơn giản lại trở thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi.

 Địa chỉ thưởng thức:

Nhà Hàng Bánh Canh Hoàng Minh 3:  (Quốc lộ 22A, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

Bánh canh Năm Dung: (90 Nguyễn Văn Rốp, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

Bánh canh Út Huệ (88 Nguyễn văn Rốp, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

Bánh canh Ông Cáo (97 Nguyễn Văn Rốp, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

BÁNH CANH TRẢNG BÀNG

Vùng đất Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân quen thuộc đối với khách du lịch tại Tây Ninh. Để có một tô bánh canh ngon thì phải dùng gạo Nàng Thơm Chợ Đào để sợi bánh canh vừa dai vừa thơm. Gạo phải được ngâm thật kỹ với khoảng thời gian nhất định để đảm bảo độ mềm. Để tạo được những sợi bánh canh trắng ngần, dai thì phải đem đi hấp cho chín. Khi ăn chan với nước lèo luộc thịt,… món ăn tuy đơn giản nhưng thật ngon và lạ miệng.

Địa chỉ thưởng thức:

Nhà Hàng Bánh Canh Hoàng Minh 3:  (Quốc lộ 22A, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

Bánh canh Năm Dung: (90 Nguyễn Văn Rốp, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

Bánh canh Út Huệ (88 Nguyễn văn Rốp, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

Bánh canh Ông Cáo (97 Nguyễn Văn Rốp, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

Quán bánh canh Út Thiên (88 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, thành phố Tây Ninh)

MUỐI ỚT TÔM TÂY NINH

Món muối ớt tôm dân dã và bình dị đã trở nên nổi tiếng, góp thêm hương vị mặn mà vào những bữa ăn của người Việt. Cũng như tên gọi, nguyên liệu chính để làm nên món muối ớt tôm độc đáo bao gồm 3 thành phân chính: Muối hột cùng với ớt và tôm khô. Muối hột cùng với ớt và tôm khô. Muối hột phải là muối được sơ chế sạch sẽ chứ không phải bất kỳ loại hột nào cũng làm được. Bên cạnh đó là một số phụ liệu tùy theo chủng loại sản phẩm như tỏi, sả hay bột ngọt. Nguyên liệu thứ hai là ớt tươi. Trái ớt tươi phải có độ chín đỏ đều. Nhưng cái khó cũng là cái hay ở đây chính là phải chọn loại ớt được trồng ở đất Tây Ninh, vì nó có độ cay dịu, không nồng xé vị giác của người thưởng thức. Ở các cơ sở sản xuất lớn, nguyên liệu ớt đem về, sau khi nhặt cuống sẽ được rửa qua nước zone để khử trùng. Nguyên liệu thứ ba không thể thiếu là tôm khô. Những người có kinh nghiệm làm muối lâu năm cho biết: “Tôm khô thì dễ lựa chọn, loại nào cũng được, chỉ đòi hỏi phải sạch và khô ráo”. Ba nguyên liệu chính này được xay nhuyễn và trộn lẫn vào nhau. Trong quá trình trộn đều, tùy theo mỗi sản phẩm hay hương vị riêng của từng cơ sở mà người làm sẽ thêm vào các gia vị khác như tỏi, sả, bột ngọt mà cho ra nhiều sản phẩm khác nhau từ hạt muối. Một công đoạn sang trọng trong quá trình sản xuất muối ớt tôm là sấy. Xưa, các lò thường sấy bằng phương pháp thủ công (rang muối trên bếp củi, lửa vừa phải). Còn bây giờ, ở một số cơ sở lớn công đoạn này được xử lý bằng lò sấy. Mỗi cơ sở chế biến lại có những bí quyết riêng để cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng.

Địa chỉ mua đặc sản muối ớt tôm Tây Ninh:

Cơ sở bánh tráng muối Như Bình (Tổ 8, ấp Phước Dân, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

Cơ sở sản xuất muối ớt tôm Mỹ Vân (Số 11 Đồng Tiến – KP. Lộc Du – Trảng Bàng – Tây Ninh)

Cơ sở sản xuất muối ớt tôm Út Nhiền ( Số 9, ấp Ninh hiệp, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh)

Siêu thị đặc sản Tây Ninh (số 263, đường Phạm Văn Đồng, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh)

MÃNG CẦU BÀ ĐEN

Nằm ở vùng sinh thái Đông Nam Bộ, Tây Ninh còn có các yếu tố địa lý khí hậu đặc thù riêng phù hợp với các điều kiện sinh thái của cây mãng cầu để tạo nên một vùng chuyên canh mãng cầu có sản phẩm hàng hóa cung cấp quạnh năm cho thị trường. Là một loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh, từ lâu trái mãng cầu đã có mặt ở các siêu thị và chợ của khắp mọi vùng đất nước, bởi trái mãng cầu Tây Ninh thơm ngon, dai, ngọt. Tỉnh Tây Ninh đã tiến hành đăng ký với cục Sở hữu trí tuệ về bảo hộ địa danh dưới hình thức Chỉ dẫn địa lý Bà Đen cho sản phẩm quả mãng cầu được trồng ở khu vực núi Bà Đen và vùng phụ cận núi Bà. Đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 1804/QĐ-SHTT ngày 10/8/2011, cấp Giấy Chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý số 00027 cho sản phẩm mãng cầu Bà Đen. Đây là cơ sở cho trái mãng cầu Bà Đen trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường.

 Địa chỉ mua sắm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG THỰC PHẨM AN TOÀN NAM TRẠNG

CỬA HÀNG SỐ 1:

Số 885, CMT8, KP Hiệp Bình, P Hiệp Ninh, TP Tây Ninh – ĐT: 02763.813.751

CỬA HÀNG SỐ 2:

Số 52, đường Võ Văn Truyện, KP1, P2, TP Tây Ninh – ĐT: 02763.813.752

CỬA HÀNG SỐ 3:

Số 86, đường Huỳnh Thanh Mừng, khu phố 2, Thị trấn Hòa Thành, Tây Ninh – ĐT: 02763.813.753

CỬA HÀNG SỐ 4:

34, Phạm Tung, KP1, P3, TP Tây Ninh – ĐT: 02763.813.754

CỬA HÀNG SỐ 5:

388, CMT8, P3, TP Tây Ninh – ĐT: 0276.3758.586

 

Tác giả: web quan tri

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay188
  • Tháng hiện tại9,424
  • Tổng lượt truy cập26,343
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây